Cách sử dụng và chọn giày bảo hộ lao động

Theo thống kê mới nhất thì hàng năm, nước ta có hàng ngàn ca bệnh nhân vào bệnh viện do chấn thương ở bàn chân. Nguyên nhân được tìm hiểu là do không sử dụng giày bảo hộ lao động.

Nơi làm việc của người lao động có rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đến bàn chân như:

Vật thể lạ rơi vào chân, điện giật, vật sác nhọn, nhiệt độ quá cao/hoặc quá thấp, hóa chất độc hại dính vào chân, bề mặt di chuyển trơn dễ bị ngã

Những nguy hại trên bạn hoàn toàn có thể tránh được nếu biết cách sử dụng giày bảo hộ lao động hợp lý.

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại giày bảo hộ được bày bán tràn lan trên thị trường. Nhưng chúng ta cần biết cách sử dụng và chọn mua giày bảo hộ lao động phù hợp nhất.

Trước tiên, bạn phải hiểu tính chất bảo vệ của từng loại giày bảo hộ. Ví dụ như: chống lực va đập lên ngón chân, chống vật nhọn đâm xuyên, chống tĩnh điện, chống nóng hoặc chống lạnh, độ bền với nước, độ bền với nhiên liệu dầu, khả năng kháng hóa chất, chống trượt. Từng phần cấu tạo lên giày bảo hộ lao động:

Phần mũ giày:

Đây là phần tiếp giáp mũi giày, thông thường mũ giày bảo hộ có pho mũi an toàn bằng thép hoặc composite cứng.

Pho mũi an toàn

Là 1 chi tiết của sản phẩm, ủng ở bên trong giày dùng để bảo vệ ngón chân của người đi hỏi va đập với lực tác động là 200J và sự nén ép với ít nhất 15kN

Đế giày

Là phần dưới cùng của giày, tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt. Khi chọn mua giày, bạn cần phải quan sát kĩ đế giày để phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Nó có tốt không, bền không và có chịu được điều kiện nơi bạn làm việc không. Phần lớn đế giày làm từ cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn. Để tạo ma sát, người thiết kễ đã tạo ra các ranh sâu và gai nhọn, làm tăng độ bám lên các bề mặt, đế giày cũng phải có tác dụng hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải đủ cứng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ mềm để di chuyển được tự nhiên. Nó cũng phải được gắn hoặc khâu chặt chẽ với mũ giày để có thể chống nước tối đa

Lót mặt giày nằm ở phía bên trong giày. Lót giày rất quan trọng nó giúp bảo vệ lòng bàn chân, không bị tổn thương khi tiếp xúc với đế giày. Ngoài ra, lót giày còn giúp giữ thăng bằng. Nên chọn loại lót giày làm từ chất liệu hút ẩm tốt, không gây mùi và đặc biệt phải phù hợp với kích thước bàn chân của bạn

Lưỡi giày

Là phần tính từ phần tiếp giáp với mũi giày, lưỡi giày được đính với mũi giày và hai bên thành má giày. Lưỡi giày ôm sát giúp bảo vệ mu bàn chân của bạn, phần này có thể co giãn giúp giày ôm sát chân bạn hơn

Cổ giày

Là phần ôm sát cổ chân của bạn. Vòng quanh cổ cahan có thêm 1 miếng đệm để chân thoải mái hơn khi tiếp xúc với cổ giày. Phần đệm này thường được lafmt ừ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt. Ở các loại giày cao cổ, ở chỗ mà tiếp xúc với chân thì cổ giày thường có thêm một tấm đệm lót để tránh gây tổn thương cho da và giúp bạn thoải mái hơn khi làm việc.

Gót giày là mặt sau của giày giúp bảo vệ phần mắt cá chân và phần gân ở phía sau chân bạn. Gót phải đủ cứng để bảo vệ chân bạn.

Cách chọn và thử giày bảo hộ lao động

  • Hãy quan sát thật kĩ để tránh mua phải giày bị rách trầy xước hoặc keo lem nhem.
  • Quan sát đôi giày bằng cách đặt lên một mặt phẳng xem giày có cân đối không. Giày không bị nghiêng vẹo,..
  • Trước khi đi thử bạn nhớ kiểm tra xem gót giầy có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giày để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc kéo dán chảy vào lòng giày. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh bị rộp hoặc chai cứng bàn chân sau khi sử dụng.
  • Khi thử giày xong bạn đi vòng quay và cảm giác xem giày có thoải mái và vừa với bạn không

CÁC TIN KHÁC